Dấu hiệu nhận biết rối loạn ăn uống ở trẻ

1.Rối loạn ăn uống ở trẻ là gì?

Rối loạn ăn uống là tình trạng trẻ gặp vấn đề tâm lý trong cách ăn uống, biểu hiện bằng việc tự ép buộc mình phải ăn hoặc từ chối ăn mà không tuân theo quy luật tự nhiên của cơ thể.

Bệnh lý này lâu dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới tăng trưởng, sức khỏe, cảm xúc và các mối quan hệ xung quanh. Các biểu hiện của bệnh lý không giống nhau nên sẽ rất khó chẩn đoán, đặc biệt là khi cân nặng và chế độ dinh dưỡng của trẻ ở mỗi giai đoạn là khác nhau.

Rối loạn ăn uống ở trẻ thường có tỷ lệ xảy ra cao ở trẻ vị thành niên và trẻ nhỏ. Không chỉ có trẻ thừa cân mới bị bệnh lý này mà ngay cả trẻ có cơ thể cân đối cũng có thể mắc phải.

Rối loạn ăn uống ở trẻ là gì?

Rối loạn ăn uống ở trẻ là gì?

2.Các hình thức rối loạn ăn uống ở trẻ nhỏ

Chứng biếng ăn

Rối loạn ăn uống khiến trẻ chỉ ăn lượng thức ăn rất ít mỗi ngày hoặc chỉ ăn một số thực phẩm nhất định dẫn tới hiện tượng thiếu chất và suy dinh dưỡng.

Rối loạn ăn uống ở trẻ thường xuất phát từ việc quá quan tâm đến vẻ bề ngoài, ám ảnh với những chuẩn mực về cân nặng và tiêu chuẩn của một cơ thể đẹp không mỡ thừa. Bệnh lý này có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Cơ thể thiếu chất dễ bị tụt huyết áp, loạn nhịp tim khiến trẻ luôn trong trạng thái mệt mỏi, choáng váng và dễ ngất xỉu.
  • Mất tập trung trong học tập và công việc.
  • Gặp vấn đề về đường tiêu hóa như đầy hơi, táo bón,…
  • Gây tổn thương cho thận và gan.
  • Dậy thì muộn và nguy cơ bị thấp còi khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Luôn trong trạng thái căng thẳng, buồn rầu, tự ti về bản thân.

Chứng cuồng ăn

Rối loạn ăn uống vô độ ở trẻ là hiện tượng bị mất kiểm soát và không thể dừng ăn lại dù đã rất no bụng, thậm chí có thể nôn ra rồi lại tiếp tục ăn. Lý giải cho hiện tượng này là do trẻ tìm thấy cảm giác thoải mái và bình tĩnh khi ăn. Tuy nhiên bệnh lý này lại gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe:

  • Bệnh béo phì ở trẻ em.
  • Trẻ có nguy cơ dậy thì sớm.
  • Trẻ dễ mắc các bệnh về tim mạch, máu nhiễm mỡ, đau xương khớp,…
  • Nhịp tim không ổn định, thường xuyên mệt mỏi, dễ bị ngất xỉu và ngưng thở đột ngột lúc ngủ.
  • Trẻ mắc bệnh các bệnh lý về răng miệng như viêm tuyến nước bọt,…
  • Thường xuyên có cảm giác tự ti, căng thẳng, lo âu.
Xem ngay:  Mẹo chữa hôi miệng đơn giản tại nhà

3.Nguyên nhân rối loạn ăn uống ở trẻ

Hiện nay vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân cụ thể gây rối loạn ăn uống ở trẻ là gì. Trong một số trường hợp nguyên nhân có thể do:

  • Trẻ có vẻ bề ngoài không thu hút nên luôn tự ti về nó.
  • Trẻ coi trọng vấn đề ngoại hình và cân nặng.
  • Trẻ tập luyện các môn thể thao ép cân nặng như múa bale, trượt băng, thể dục dụng cụ,…
  • Có di truyền từ người thân mắc chứng rối loạn ăn uống.
  • Một số vấn đề tâm lý như trầm cảm ở trẻ em, rối loạn tăng động giảm chú ý, ám ảnh cưỡng chế do bị trêu chọc, quấy rối, bị bắt nạt,….
Rối loạn ăn uống ở trẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau

Rối loạn ăn uống ở trẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau

4.Dấu hiệu trẻ bị rối loạn ăn uống

Ngay khi phát hiện rối loạn ăn uống ở trẻ trong quá trình trưởng thành bố mẹ cần đưa con tới bệnh viện để được thăm khám và chữa trị kịp thời tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra. Biểu hiện bất thường khi trẻ bị rối loạn ăn uống là:

  • Thói quen ăn uống của trẻ bị thay đổi đột ngột.
  • Trẻ thường xuyên vào nhà vệ sinh trong lúc ăn và ngay sau khi ăn xong.
  • Trẻ muốn ăn cơm một mình.
  • Trẻ có biểu hiện đề cao đến ngoại hình và quan tâm tới cân nặng.
  • Áp dụng các phương pháp tập luyện và bộ môn thể dục thể thao về cân nặng.

Trong trường hợp trẻ bị rối loạn cuồng ăn ít nhất một lần trong tuần và kéo dài từ 3 tháng trở lên sẽ có những biểu hiện dễ nhận biết là ăn không kiểm soát kèm theo một số dấu hiệu khác như:

  • Ăn với khối lượng thức ăn lớn với tốc độ nhanh hơn bình thường.
  • Ăn không ngừng nghỉ dù cho đã ở trạng thái rất no, thậm chí ăn no đến mức khiến cơ thể khó chịu.
  • Trẻ thích cảm giác ăn một mình và luôn cảm thấy bực tức, khó chịu và có lỗi vì ăn quá nhiều.
Xem ngay:  Các dấu hiệu nhận biết loại dầu ăn tốt

5.Trẻ bị rối loạn ăn uống phải làm sao?

Khi trẻ bị rối loạn ăn uống bố mẹ nên đặt lịch để khám tâm lý cho trẻ kết hợp và khám dinh dưỡng cho bé để được chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Bố mẹ nên áp dụng những biện pháp phòng ngừa rối loạn ăn uống ở trẻ

Bố mẹ nên đưa trẻ đi khám nếu có các dấu hiệu rối loạn ăn uống

Đặc biệt hơn cả đó là tạo cho con cảm giác được an ủi, yêu thương khi luôn có bố mẹ bên cạnh lắng nghe và giúp đỡ. Bố mẹ chính là tấm gương cho tính cách và thói quen ăn uống của trẻ, do vậy luôn hãy giữ thói quen ăn uống lành mạnh và thể dục thể thao thường xuyên để trẻ học tập.

6Biện pháp phòng ngừa rối loạn ăn uống ở trẻ nhỏ

Rối loạn ăn uống ở trẻ nhỏ là bệnh lý thường gặp, do vậy bố mẹ nên áp dụng những biện pháp phòng ngừa rối loạn để hạn chế tối đa tình trạng này:

  • Tuyệt đối không dùng thức ăn làm phần thưởng khi con đạt thành tích tốt hay khi trẻ mắc lỗi.
  • Không tạo áp lực lớn cho trẻ.
  • Nói cho con hiểu sự khác nhau về hình thể, dạy con tôn trọng sự khác biệt và không nên quá đề cao ngoại hình, cân nặng.
  • Khuyến khích trẻ giao tiếp và thể hiện cảm xúc của chính mình.
  • Không nên ép con ăn khi đã no thay vào đó nên hình thành cho trẻ thói quen ăn vừa đủ, biết dừng lại khi no.
  • Hỗ trợ trẻ có không bị hiểu sai lệch về những thông tin, hình ảnh trên các phương tiện truyền thông giải trí.
  • Thường xuyên trò chuyện, chia sẻ và lắng nghe cảm xúc của con.
  • Không cho phép bé bỏ bữa bởi đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra rối loạn ăn uống ở trẻ.
  • Xây dựng lịch ăn cố định cho trẻ gồm bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ tránh để trẻ ăn nhiều gây sức ép lên dạ dày kéo theo những rối loạn không mong muốn.
  • Yêu cầu trẻ không so sánh, chỉ trích, chê bai hay trêu chọc ngoại hình và cân nặng của người xung quanh.
  • Hướng dẫn trẻ cách kiểm soát cảm xúc bằng âm nhạc, yoga, đọc sách, khiêu vũ,… thay vì ăn uống.

Cách xử lý khi trẻ bị trật khớp khuỷu tay
Review sữa NAN và giá thành sữa NAN